Giáo dục âm nhạc nói chung và âm nhạc cổ điển nói riêng cho trẻ thơ là một trong những yếu tố góp phần vào sự phát triển trí tuệ và nhân cách toàn diện cho trẻ em. Việc giáo dục âm nhạc cho trẻ em ở nhiều nước trên thế giới đã trở thành mối quan tâm của các cơ quan quản lí, của hệ thống giáo dục cũng như của toàn xã hội. Trong đó gia đình là một môi trường, là những người thầy quan trọng trong việc giáo dục nhân cách của trẻ em thông qua giáo dục thẩm mĩ của âm nhạc. Vậy hướng dẫn các bé nghe nhạc như thế nào để đạt được hiệu quả như chúng ta mong muốn? Dưới đây là một số gợi ý của nhà nghiên cứu âm nhạc Aaron Green để chúng ta cùng tham khảo.
1. Kể hay đọc những câu chuyện với âm nhạc cổ điển.
Trẻ nhỏ rất thích nghe đọc hay kể chuyện, bạn hãy chọn một bản nhạc cổ điển (tốt nhất là những bản nhạc không lời). Bạn hãy để âm nhạc vang lên với một âm lượng hợp lý, đừng quá to hay quá nhỏ. Khi câu chuyện đã kết thúc, ban cùng với bé nhắc lại một vài ý chính của câu chuyện và những ấn tượng đặc biệt nhất về bản nhạc. Ở những lần đọc sau, bạn hãy cùng bé chọn lại bản nhạc đó, chắc chắn rằng văn học sẽ cùng âm nhạc tạo nên những cảm xúc tuyệt vời cho tâm hồn và in đậm trong trí nhớ của các bé. Có một điều quan trọng là bạn đừng quên nói với bé về tên tác giả và tên của tác phẩm.
Trẻ nhỏ rất thích nghe đọc hay kể chuyện, bạn hãy chọn một bản nhạc cổ điển (tốt nhất là những bản nhạc không lời). Bạn hãy để âm nhạc vang lên với một âm lượng hợp lý, đừng quá to hay quá nhỏ. Khi câu chuyện đã kết thúc, ban cùng với bé nhắc lại một vài ý chính của câu chuyện và những ấn tượng đặc biệt nhất về bản nhạc. Ở những lần đọc sau, bạn hãy cùng bé chọn lại bản nhạc đó, chắc chắn rằng văn học sẽ cùng âm nhạc tạo nên những cảm xúc tuyệt vời cho tâm hồn và in đậm trong trí nhớ của các bé. Có một điều quan trọng là bạn đừng quên nói với bé về tên tác giả và tên của tác phẩm.
2. Trò chơi “Nghe nhạc cổ điển”.
Bạn hãy chọn ra một vài tác phẩm để nghe trong một thời gian nào đó, có thể là một tuần hay vài ngày. Hãy nói với bé về tên của tác giả và tác phẩm. Vào một thời điểm thích hợp, cùng với bé chơi trò kiểm tra xem ai nhớ được nhiều về các tác giả và tác phẩm đã nghe trong thời gian trước đó. Nếu bé hát được một nét nhạc nào đó trong các tác phẩm đã nghe thì thật là tuyệt vời... Cứ như vậy, cùng với thời gian, vốn hiểu biết về âm nhạc của bé sẽ được nhân lên và âm nhạc cổ điển sẽ đồng hành cùng bé như một nhu cầu của cuộc sống.
3.Nghệ thuật nhảy múa với âm nhạc cổ điển.
Nếu con bạn là một bé hiếu động, bạn nen thử giới thiệu với bé về nghệ thuật nhảy múa với âm nhạc cổ điển. Điều này có thể đem đến cho bé sự thú vị và sự tập trung nhất định. Hướng dẫn cho bé nghe nhạc với nghệ thuật nhảy múa trong sự kết hợp hài hoà của âm nhạc và động tác. Theo dõi sự cảm nhận của bé và cùng bé trao đổi về điều đó. Bạn cũng có thể cùng bé nhảy múa, điều này không chỉ mang đến sự vui thích mà còn khuyến khích được sự vận động tự nhiên và những cảm xúc không nói được bằng lời của bé. Những lần vui chơi theo cách thế này chắc chắn sẽ gửi đến bé một thông điệp về sự thú vị của âm nhạc cổ điển, bé sẽ dần có cảm giác muốn tìm hiểu loại hình nghệ thuât này.
4. Kết hợp âm nhạc cổ điển với các môn nghệ thuật khác.
Giống như thích nghe kể chuyện hay nhảy múa, trẻ em rất thích vẽ hay tô màu. Bạn thuyết phục bé rằng thử nghe nhạc trong khi tạo nên các tác phẩm của mình xem có điều gì thú vị không? Nêu bé đồng ý, hãy cùng bé chọn một vài tác phẩm và nói với bé về tên tác phẩm và tác giả. Sau khi công việc của bé đã hoàn tất, nghe lại tác phẩm âm nhạc một lần nữa và cùng bé khám phá những tác phẩm đã tạo nên. Dù bé còn chưa vận dụng được nhiều cảm xúc âm nhạc trong tác phẩm của mình nhưng với cách nghe nhạc này, âm nhạc sẽ đến với bé một cách tự nhiên và khi sự hiểu biết về âm nhạc tăng dần, nhất định bé sẽ biết hoà trộn những cảm xúc âm nhạc với những sáng tạo nghệ thuật khác một cách hiệu quả.
5.Âm nhạc trong giờ chơi.
Trong giờ chơi của bé, bạn hãy chọn cho bé nhưng tác phẩm âm nhạc thật đơn giản, dễ hiểu nhưng thật sinh động, vui tươi để cho bé nghe với một âm lượng hết sức hợp lí trong suốt thời gian chơi của bé. Khi đã nghe nhiều lần và bé đã “thấm” những tác phẩm đã nghe (điều này diễn ra không lâu, vì hầu hết trẻ em đều có trí nhớ tốt, kể cả trí nhớ âm nhạc cũng rất tuyệt vời) bạn hãy nói với bé về tên tác giả và tác phẩm đó. Sau một thời gian, mỗi khi bé chơi, bạn hay nhắc bé tự chọn những bản nhạc ưa thích để bật lên, hỏi bé về tên tác giả, tác phẩm bé đang nghe... Cứ như vậy bạn tiếp tục giới thiệu cho bé những tác phẩm khác với những nội dung phong phú, hấp dẫn hơn. Chắc chắn với thời gian, con của bạn sẽ có một số "vốn" nhất định về âm nhạc cổ điển và dần dần nững giai điệu trong sáng, bay bổng ấy sẽ tác động tích cực tới sự trưởng thành của bé.
Trịnh Hồng Trang
Giảng Viên Trường ĐH Văn Hóa Nghệ Thuật Quân Đội
0 nhận xét:
Đăng nhận xét