'Anh bế con giúp em với' - chị Mai Hoa vừa nói vừa khệ nệ trao cậu con gần 4 tuổi cho chồng. Thế nhưng, cu Bin không chịu. Cậu bé khóc và nằng nặc: 'Mẹ bế. Mẹ bế'.
“Sao chị không để bé tự đi. Bé đi học rồi mà”, câu nói đó chị đã nghe không chỉ một, hai lần. Lần nào, chị cũng chống chế: “Cháu nó mới hơn 3 tuổi, lớn gì. Buông ra, thằng bé chạy lung tung, vấp ngã lại càng khổ. Bế vậy cho yên tâm”.
Càng ngày, Bin càng nặng. Bế con khoảng 15-20 phút, hai tay chị Hoa đã rã rời. Nhưng ngay khi thấy mẹ có ý định thả mình xuống, Bin lại giãy giụa, gào khóc.
Bế con nhiều không tốt
Theo bác sĩ Thái Thanh Thủy - trưởng khoa Tâm lý Bệnh viện Nhi Đồng II, TP HCM: “Với những bé dưới một tuổi, bế con là cách để người mẹ thể hiện tình yêu với bé. Nó cũng tạo cho bé cảm giác mẹ là chỗ dựa an toàn”.
“Tuy nhiên, những bé lớn hơn hai tuổi, phát triển bình thường cần tự đi bằng đôi chân của mình. Việc quá phụ thuộc, luôn đòi mẹ hoặc người chăm sóc sẽ không có lợi cho sự hình thành tính cách của bé sau này”.
Trường hợp cu Bin, không cần đợi đến sau này, bé đã có biểu hiện lệ thuộc vào mẹ. Đi học, Bin bắt mẹ bế từ xe vào đến tận cửa lớp. Lên xuống cầu thang, cu Bin cũng không tự đi.
Mệt mỏi và hoang mang trước lời cảnh báo của nhiều người từ viễn cảnh báo của nhiều người về yếu đuối, chị Hoa quyết định “cai” cho con.
Thế nhưng, khi chị “ra lệnh”: “Con tự xuống cầu thang đi” hay “Con lớn rồi, phải biết tự vào nhà vệ sinh chứ”, Bin lại xụ mặt, mắt rơm rớm: “Con sợ!” khiến quyết tâm của chị lung lay phần nào.
Những lúc chị giữ được vẻ kiên quyết, Bin lại quay sang vòi vĩnh bà ngoại. Vậy là đâu lại vào đấy.
'Cách chữa'
Bắt đầu từ giai đoạn bé tập đi, mẹ nên nới lỏng vòng tay và hạn chế bế để khuyến khích con tự đi. Người mẹ nào cũng xót xa khi thấy con vấp ngã, nhưng không thể vì thế mà mẹ giành mất quyền học hỏi và phát triển của con. Sau những lần té ngã, trẻ sẽ tự rút ra kinh nghiệm để đi thế nào cho an toàn.
Mẹ hoặc người chăm sóc chỉ bế bé khi thật sự cần thiết. Với những trẻ quen được bế, không chịu tự đi, mẹ nên giữ thái độ thật cương quyết và đừng tiết kiệm lời khen để khuyến khích bé. Chắc chắn cu Bin sẽ thích thú khi được mẹ khen: “Cu Bin giỏi quá. Cu Bin của mẹ đã trở thành người lớn rồi”.
Mẹ Bin cũng có thể giúp con loại bỏ thói quen đòi bế bằng cách hướng sự chú ý của bé sang hướng khác: “Các bạn chơi vui chưa kìa. Con ra chơi với các bạn đi”.
Bên cạnh đó, chị Hoa cần kêu gọi sự hợp tác của các thành viên trong gia đình. Kế hoạch để Bin tự đi chắc chắn sẽ thất bại nếu như chị kiên quyết còn bà hoặc một người nào đó trong nhà lại mềm lòng trước đòi hỏi của bé.
Theo TT&GĐ
“Sao chị không để bé tự đi. Bé đi học rồi mà”, câu nói đó chị đã nghe không chỉ một, hai lần. Lần nào, chị cũng chống chế: “Cháu nó mới hơn 3 tuổi, lớn gì. Buông ra, thằng bé chạy lung tung, vấp ngã lại càng khổ. Bế vậy cho yên tâm”.
Càng ngày, Bin càng nặng. Bế con khoảng 15-20 phút, hai tay chị Hoa đã rã rời. Nhưng ngay khi thấy mẹ có ý định thả mình xuống, Bin lại giãy giụa, gào khóc.
Bế con nhiều không tốt
Theo bác sĩ Thái Thanh Thủy - trưởng khoa Tâm lý Bệnh viện Nhi Đồng II, TP HCM: “Với những bé dưới một tuổi, bế con là cách để người mẹ thể hiện tình yêu với bé. Nó cũng tạo cho bé cảm giác mẹ là chỗ dựa an toàn”.
“Tuy nhiên, những bé lớn hơn hai tuổi, phát triển bình thường cần tự đi bằng đôi chân của mình. Việc quá phụ thuộc, luôn đòi mẹ hoặc người chăm sóc sẽ không có lợi cho sự hình thành tính cách của bé sau này”.
Trường hợp cu Bin, không cần đợi đến sau này, bé đã có biểu hiện lệ thuộc vào mẹ. Đi học, Bin bắt mẹ bế từ xe vào đến tận cửa lớp. Lên xuống cầu thang, cu Bin cũng không tự đi.
Mệt mỏi và hoang mang trước lời cảnh báo của nhiều người từ viễn cảnh báo của nhiều người về yếu đuối, chị Hoa quyết định “cai” cho con.
Thế nhưng, khi chị “ra lệnh”: “Con tự xuống cầu thang đi” hay “Con lớn rồi, phải biết tự vào nhà vệ sinh chứ”, Bin lại xụ mặt, mắt rơm rớm: “Con sợ!” khiến quyết tâm của chị lung lay phần nào.
Những lúc chị giữ được vẻ kiên quyết, Bin lại quay sang vòi vĩnh bà ngoại. Vậy là đâu lại vào đấy.
'Cách chữa'
Bắt đầu từ giai đoạn bé tập đi, mẹ nên nới lỏng vòng tay và hạn chế bế để khuyến khích con tự đi. Người mẹ nào cũng xót xa khi thấy con vấp ngã, nhưng không thể vì thế mà mẹ giành mất quyền học hỏi và phát triển của con. Sau những lần té ngã, trẻ sẽ tự rút ra kinh nghiệm để đi thế nào cho an toàn.
Mẹ hoặc người chăm sóc chỉ bế bé khi thật sự cần thiết. Với những trẻ quen được bế, không chịu tự đi, mẹ nên giữ thái độ thật cương quyết và đừng tiết kiệm lời khen để khuyến khích bé. Chắc chắn cu Bin sẽ thích thú khi được mẹ khen: “Cu Bin giỏi quá. Cu Bin của mẹ đã trở thành người lớn rồi”.
Mẹ Bin cũng có thể giúp con loại bỏ thói quen đòi bế bằng cách hướng sự chú ý của bé sang hướng khác: “Các bạn chơi vui chưa kìa. Con ra chơi với các bạn đi”.
Bên cạnh đó, chị Hoa cần kêu gọi sự hợp tác của các thành viên trong gia đình. Kế hoạch để Bin tự đi chắc chắn sẽ thất bại nếu như chị kiên quyết còn bà hoặc một người nào đó trong nhà lại mềm lòng trước đòi hỏi của bé.
Theo TT&GĐ
0 nhận xét:
Đăng nhận xét