Tết Tân Mão 2011

Tất bật chuẩn bị, chạy ngược chạy xuôi lo Tết. Hôm nay đã đi làm, thế là một năm cũ lại qua, năm mới với những lo toan mới.

Năm nay bố bận quá con gái ạ. Ngày 30 phải trực ở Công ty đến 2h sáng. Bố phải cũng giao thừa muộn, rất muộn.
3 mẹ con về quê nội ăn Tết trong không khí đầm ấm. Chắc bà nội cũng vui lắm con nhỉ. Em Hương Ly còn bé quá chưa biết giao thừa là gì? Còn con, nghe mẹ kể con ngủ say lắm, mẹ gọi con dậy xem pháo hoa nhưng con cũng không dậy. Sáng ra, bà nội mừng tuổi con 2 lần. Thích nhé...

Hôm nay bố phải đi làm rồi. Ở Công ty, vẫn còn vấn vương không khí ngày Tết. Xong 3 ngày Tết, bố mẹ lại hối hả với công việc thường nhật. Bố đi làm, mẹ đi trường, con lại đến trường. Cũng vui là cả nhà mình đã đi thăm Chùa Muối. Mẹ con luôn mong được đi lễ đầu năm. Chắc mẹ con toại nguyện rồi.

Khách thập phương tại chùa Muối


Năm mới, cầu mong cả gia đình mình vui vẻ, hạnh phúc. Cầu cho các con bố ngoan, khỏe mạnh. Bố rất mong con mau lớn để thay bố quản trị Blog này.

Papa

Đầu năm đi lễ Đền Sóc .


Đền Sóc Sơn: đền thờ Thánh Gióng một vị thánh có công đánh đuổi giặc Ân sang xâm lược nước Văn Lang vào đời vua Hùng Vương thứ sáu. sau khi đánh đuổi quân xâm lược ông đã phi ngựa đến chân núi Sóc Sơn, ghìm cương, cởi giáp và nón treo lên một cành cây, rồi quay chào bốn phía quê hương. Cả người lẫn ngựa từ từ bay thẳng lên trời, từ bấy đến giờ không còn thấy trở về dân gian. Từ đó hàng năm người dân tổ chức hội đền Sóc Sơn vào ngày mồng 6 tháng giêng âm lịch.

Người xưa có câu thơ về đền Sóc và Thánh Gióng:



Sóc Sơn là ngọn núi nào
Có ông Thánh Gióng bay vào trời xanh.


Chùa Non Nước : Chùa Non Nước (tên chữ là Sóc Thiên Vương Thiền tự) nằm trong quần thể khu di tích Ðền Sóc ở độ cao hơn 110 m so với chân núi. Chùa nằm chính giữa dãy nũi hình vòng cung, tựa như người ngồi trên chiếc ngai, hướng nhìn xuống vùng hồ nước trong xanh, và những xóm làng trù phú của xã Vệ Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Theo Thuyền Uyển Tập Anh và Ðại Việt Sử ký toàn thư, vị thiền sư đầu tiên trụ trì chùa này tên là Ngô Chân Lưu (933-1011), hậu duệ của Ngô Quyền. Năm 971, được vua Ðinh Tiên Hoàng phong hiệu Khuông Việt Quốc sư. Ðó là vị thiền sư đầu tiên được Nhà nước phong kiến phong tặng danh hiệu Quốc sư. Lịch sử ghi nhận, vị Quốc sư này cùng Vạn Hạnh Thiền sư đã phù trợ đưa Lý Công Uẩn lên ngôi chấn hưng đất nước. Năm 1010 Lý Công Uẩn rời đô từ Hoa Lư - Ninh Bình ra Thăng Long mở đầu cho thời kỳ hưng thịnh nhất của lịch sử Nhà nước phong kiến Việt Nam. Khuông Việt Quốc sư trở thành Việt Nam tam triều Quốc sư (trải ba triều Ðinh - Lê - Lý).

Chùa Non Nước đang được xây dựng lại, sẽ trở thành một trong những ngôi chùa to, đẹp nhất của Hà Nội. Pho tượng Phật tổ Như Lai bằng đồng đúc liền khối nặng 30 tấn, cao 6,50 m, nếu kể cả bệ đá, chiều cao hơn 8m được khởi công ngày 8-4 Tân Tỵ (2001) đến 14-9 (tức mồng 8 tháng 8 năm Nhâm Ngọ) được rước từ cơ sở đúc đồng huyện Ý Yên, tỉnh Nam Ðịnh về Sóc Sơn, an tọa tại chùa Non Nước.


Đầu năm cả nhà mình cùng gia đình chú Sơn đi lễ con nhé.





Tượng Đức Phật tổ Như lai





Hai chị em: Phương - Xuân đang xoa đầu " Cụ Rùa" lấy may ...





Trước cửa Chùa ...





Nam mô a di đà ...





Cho hai chị em xem chuông đồng này .







Bên ngoài chùa Non nước .







Đường lên tượng đài Thánh Gióng ... gian nan lắm.





Xuống núi thôi...





Lễ xong rồi.





Cưỡi hươư chứ?





Diệu Phương -nhìn gì thế?- Không có đâu!







Buồn cười quá...





Hai chị em đi cùng mẹ với thím Thúy ... về thôi ...







Đi cùng bố tớ với chú Sơn ...





Đi chậm thôi ... lạc đường đấy!





Về đến bến đò rồi ...





HẸN GẶP LẠI LẦN SAU ...


Giới thiệu về Đền Sóc















Xông đất và nghi thức cúng giao thừa


Tết đang đến gần, không khí xuân ấm áp lan tỏa khắp nơi. Đây cũng là thời điểm nhà nhà chuẩn bị sửa sang, mua sắm những vật dụng cần thiết để chờ đón giao thừa. 

Thời khắc chuyển giao năm cũ sang năm mới là thời điểm quan trọng, trời đất giao hoà, âm dương hoà quyện để vạn vật bừng lên sức sống mới. Theo phong tục của người Việt Nam từ cổ xưa, giao thừa nhà nhà đều cúng lễ ngoài trời và cúng lễ trong nhà chuẩn bị chu đáo để đón người đến xông đất, mang tài thần vào nhà.
Chào đón tài thần
Theo quan niệm của người xưa truyền lại thì mỗi năm có một vị hành khiển trông coi việc nhân gian, hết năm vị thần năm cũ lại bàn giao công việc cho vị thần năm mới. Vì vậy, nên phải cúng giao thừa ở ngoài trời để tiễn đưa thần năm cũ và cúng ở trong nhà để đón rước thần năm mới. Tổng cộng một năm có 12 vị hành khiển và 12 phán quan (phán quan là vị thần giúp việc cho các vị hành khiển). Mỗi vị làm một năm dưới dương gian và cứ sau 12 năm thì lại có sự luân phiên trở lại 
Cúng giao thừa trở thành một phong tục lưu truyền đến ngày nay. Tuy nhiên, phương thức cúng mỗi nơi mỗi khác. Như với người dân Phương Nam, nhất thiết phải chuẩn bị đủ một mâm ngũ quả gồm mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung hoặc thơm. Mâm ngũ quả được đặt trang trọng trên bàn thờ suốt ba ngày Tết. Thông thường, mỗi nhà còn chuẩn bị thêm một dĩa ngũ quả đặt trên bàn thiên, một bàn thờ ngoài trời thông dụng ở miền Tây Nam Bộ.

Thời khắc giao thừa, người miền Nam cúng ngoài sân và trong nhà. Lễ cúng đơn giản với dĩa ngũ quả, hoa trang hoặc vạn thọ, sống đời, hai cây đèn cầy, lư hương, giấy tiền vàng bạc và một trái dừa tươi đã chặt sẵn. Đúng giờ khắc chuyển giao, gia chủ đốt nhang, thành kính khấn theo bài khấn: “Vái chín phương trời, mười phương Phật…”

Đó là lễ cúng giao thừa miền Nam ngày nay đã lượt bớt một số công đoạn cũng như giảm đi phần lễ. Nếu đầy đủ và “đúng chuẩn” thì phần lễ cần: hương (3 cây nhang to), hoa, đèn nến, trầu cau, quần áo, mũ thần linh và mâm lê mặn. Với thủ lợn luộc, gà trống luộc, xôi, bánh chưng. Đặt biệt kèm thêm bắp cải thảo… tất cả được bày lên bàn trang trọng đặt ở trước cửa nhà. Vào đúng thời điểm giao thừa, người chủ gia đình phải thắp đèn, nến, rót rượu, rồi khấn vái trước án. Văn khấn có thể viết vào giấy để đọc, sau khi hết 3 tuần hương thì hoá tờ giấy viết văn khấn cùng vàng mã dâng cúng

Khi khần xong gia chủ nên đốt thêm 4 cây nhang nhỏ, rồi ra cửa khấn tiếp và nhìn 4 hướng: Đông, Nam, Bắc hoặc Đông Nam với những người thuộc về Đông tứ trạch. Hướng Tây nam, Tây bắc, Đông bắc hoặc hướng Tây cho những người thuộc về Tây tứ trạch. Tiếp theo là khấn rước các vị tài thần mời họ vào để dùng hương hoa sắm lễ…của gia đình. Các vị tài thần gồm hỷ thần, tài thần… để cầu xin sức khỏe 1 năm an lành, hạnh phúc tấn tài tấn lộc, vạn sự như ý, an khang thịnh vượng. Do mỗi năm các vị tài thần đứng mỗi hướng khác nhau. Ví dụ: năm 2007 tài thần ở hướng Tây, hỷ thần Đông Nam. Vì vậy, gia chủ tốt nhất vái 4 hướng.

Chọn người xông đất.

Sau khi hoàn thành thủ tục làm lễ, gia chủ chọn tuổi người nào hạp với Mạng và Thiên Can với mình để vào nhà xông đất. Đây cũng là một trong những phong tục được ông cha ta lưu truyền đến ngày nay. Theo đó, người đầu tiên bước vào nhà sau giao thừa (xông đất) là người được chọn lựa rất kỹ để đảm bảo may mắn và thịnh vượng cho gia chủ. 

Chọn người xông đất, nhất thiết phải xem tuổi. Lấy Thiên Can của tuổi mình so sánh với Thiên Can của người tốt có ý định chọn, nếu được Can Hạp là tốt, ngược lại gặp Can Phá là bớt tốt. Nên xem bảng tính sẵn sau đây :

Tuổi Giáp hạp với Kỷ mà kỵ với Canh – Mậu.

Tuổi Ất hạp với Canh mà kỵ với Tân – Kỷ.

Tuổi Bính hạp với Tân mà kỵ với Nhâm – Canh.

Tuổi Đinh hạp với Nhâm mà kỵ với Quý – Tân.

Tuổi Mậu hạp với Quý mà kỵ với Giám – Nhâm.

Tuổi Kỷ hạp với Giáp mà kỵ với Ất – Quý.

Tuổi Canh hạp với Ất mà kỵ với Bính – Giáp.

Tuổi Tân hạp với Bính mà kỵ với Đinh – Ất.

Tuổi Nhâm hạp với Đinh mà kỵ với Mậu – Bính.

Tuổi Quý hạp với Mậu mà kỵ với Kỷ – Đinh.

Theo đó, người sinh năm 1967 tuổi Đinh Mùi mạng Thủy, Thiên Can đứng chữ Đinh thì kỵ Quý và Tân. Người tuổi này có thể chọn Thiên Can như Giáp, Ất, Bính, Nhâm… kế tiếp các bạn chọn hạp ngũ hành tương sinh vì tuôi Đinh Mùi sinh năm 1967 là mạng Thủy thì cần mạng Kim. Vì Kim sinh Thủy sẽ cho ra kết quả như sau: Đinh hạp với Nhâm thì chọn Nhâm Dần hoặc Ất Mùi, Giáp Tý, Giáp Ngọ vì những tuổi này là mạng kim và cũng không kỵ Thiên Can.


Trước khi xông đất chủ nhà phải chuẩn bị sẵn xô nước hoặc vòi nước, để người xông đất tạt nước hoặc xịt nước vào nhà. Đồng thời lấy hoa mai giả để sẵn ngoài cửa để người xông đất rải hoa mai từ ngoài cổng vào đến trong nhà. Ý nghĩa hoa mai là mang lại sự may mắn cho gia chủ. Cuối cùng chúc tết cho gia chủ.

Chọn người xông đất ngoài chọn tuổi hợp gia chủ cũng cần lựa chọn người có ngoại hình chỉnh chu và tên gọi may mắn như Tài, Lộc, Tiến, Giàu, Ngọc… Không chọn những người hiện đang có tang chế hoặc thai nghén vào xông đất.

Xúc cảm với ÔNG ĐỒ- Ngày cuối năm ...

ÔNG ĐỒ
(Vũ Đình Liên)
Sáng tác của Vũ Đình Liên là sự hoà quyện của hai nguồn cảm hứng: “Lòng thương người và tình hoài cổ” (Hoài Thanh).Tình hoài cổ khiến thơ ông có cái bâng khuâng tiếc nuối những truyền thống văn hoa mờ nhạt dần, những bi kịch “biết tìm đâu” “cảnh xưa rực rỡ trăm màu” (Hồn xưa). Còn lòng thương người khiến câu chữ như động cựa bởi nỗi xót xa trước những cảnh “thân tàn ma dại”. “Ông đồ”-một trong những bài thơ nổi tiếng của Vũ Đình Liên chính là sự thăng hoa của hai nguồn cảm hứng này.

Mỗi dịp tết đến xuân về, người Việt xưa thường có thói quen xin chữ để gửi gắm những mong ước, khát vọng cho năm mới. Đó là chữ nho, thứ chữ tượng hình giàu ý nghĩa. Học, hiểu được chữ nho đã khó, viết được cho thật đẹp lại càng khó hơn. Người có hoa tay, viết chữ mà tưởng như vẽ bức tranh. Đầu thế kỉ XX, trên các phố phường Hà Nội còn lưu giữa lại hình ảnh những cụ đồ nho cặm cụi đậm tô từng nét chữ “tròn, vuông tươi tắn” (chữ dùng của Nguyễn Tuân) trên giấy điều để bán cho dân Hà Thành đón Tết. Hình ảnh ấy đã in sâu vào tâm trí Vũ Đình Liên và hiện hình thành bức tranh thơ giản dị mà sinh động: 


Mỗi năm hoa đào nở


Lại thấy ông đồ già


Bày mực tàu giấy đỏ


Trên phố đông người qua

Cấu trúc “mỗi...lại” cho ta thấy sự lặp đi lặp lại đã trở thành nếp, thành quy luật quen thuộc. Hoa đào từ lâu đã trở thành sứ giả báo tin xuân. Bởi vậy nói “hoa đào nở” cũng là nhắc ta cái thời khắc chuyển giao thiêng liêng giữa năm cũ và năm mới đang đến gần. Cứ khi hoa đào nở là lại thấy ông đồ già xuất hiện cùng mực tàu, giấy đỏ bên phố nhộn nhịp người đi lại sắm tết.Lời thơ từ tốn mà chứa bao yêu thương. Dẫu chỉ chiếm một góc nhỏ thôi “trên phố” nhưng trong bức tranh thơ này, ông đò lại trở thành tâm điểm. điềm đạm và lặng lẽ, ông đồ hoà nhập vào sự náo nức, rộn ràng của cuộc đời bằng chính những cái quý giá nhất mà ông có. đoạn thơ hai mươi chữ giới thiệu được trọn vẹn không gian, thời gian, nhân vật, tạo tiền đề cho câu chuyện tiếp tục ở những khổ thơ sau:


Bao nhiêu người thuê viết



Tấm tắc ngợi khen tài



Hoa tay thảo những nét



Như phượng múa rồng bay.

từ phố đông, không gian được thu hẹp lại quanh chỗ ông đò ngồi viết chữ.Câu thơ ấm ran sự sống bởi từ chỉ số lượng có tính chât phiếm định “bao nhiêu” và tính từ “tấm tắc”biểu đạt sự thán phục, ngợi cn, trân trọng. Ngươì xưa quan niệm chữ nho là thứ chữ thánh hiền. Học chữ ấy không phải đê kiếm sống mà mục đích cao nhất là để làm người, để có thể phò vua, trợ nước, giúp đời. Đầu thế kỉ XX, tình hình đất nước Việt Nam có sự biến động sâu sắc trên mọi lĩnh vực.Tình trạng “Âu học chưa vin được ngọn ngành mà Hán học đã đứt cả cội rễ” rồi khoa thi cuối cùng của triều đình phong kiến đã làm tiêu tan bao giấc mộng vinh quy bái tổ của các đệ tử của Khổng sân Trình. Để tìm kế sinh nhai, họ chỉ còn một cách duy nhất là đi bán chữ như hoàn cảnh của ông đồ trong bài thơ. Dẫu việc đánh đổi chữ thánh hiền để lấy miếng cơm manh áo chỉ là việc cùng bất đắc dĩ, chẳng phải vui sướng, danh giá gì nhưng cái tấm tắc ngợi khen của người đời cũng an ủi được phần nào nỗi niềm của những kẻ sinh bất phùng thời.Họ súm sít thuê ông viết chữ, trầm trồ trước cái tài hoa của ông cũng có nghĩa là còn biết trân trọng tài năng và cái đẹp.Hai câu tiếp theo, nhà thơ miêu tả cận cảnh, đặc tả nét bút tài hoa của ông đồ:


Hoa tay thảo những nét



Như phượng mua rống bay

Câu thơ gợi ta nhớ đến một hình ảnh tương tự mà Đoàn Văn Cừ ghi lại được trong phiên chợ tết: 

Một thầy khoá ò lưng trên cánh phản



Tay mài nghiên hí hoáy viết thơ xuân


Người đọc tưởng như nhìn thấy trước mắt bàn tay có những ngón thon dài nhỏ nhắn của ông đồ uốn lượn cây bút.Theo đà đưa đẩy của bút lông từng nét chữ còn tươi màu mực dần dàn hiện ra mềm mại như “phượng múa rồng bay”.Dường như trongnét chữ ấy ông đồ gửi gắm tất cả cái anh hoa, khát vọng và lí tưởng của mình.Chính linh hồn và tâm huyết của người đã làm con chữ sống dậy.Câu thơ của vũ Đình Liên như cũng muốn bay lên với niềm hân hoan trong thời kì hoàng kim của ông đồ.
Nếu cứ tiếp tục nhủ thế thì nhà thơ cũng chẳng có gì để nói. Bất ngờ là đặc trưng cảu cuộc đời. Khổ thơ thứ ba bắt đầu bằng một từ “nhưng” dự báo biết bao thay đổi: 


Nhưng mỗi năm mỗi vắng



Người thuê viết nay đâu?


Hai từ “mỗi” điệp lại trong một câu thơ diễn tả bước đi cảu thời gian.Nếu như trước đây : “Mỗi năm hoa đào nở” lại đưa đến cho ông đồ già “bao nhiêu người thuê viết” thì giờ đây “mỗi năm” lại “mỗi vắng”. Nhịp đi của thời gian bao hàm cả sự mài mòn, suy thoái.Thanh “sắc” kết hợp với âm “ắng” khép lại câu thứ nhất như một sự hẫng hụt, chênh chao, như đôi mắt nhìn lên đầy băn khoăn. Để rồi một cách tự nhiên, câu thứ hai phải bật ra thành câu hỏi: Những người thuê ông đồ viết chữ khi xưa nay đâu cả rồi? Câu hỏi buông ra không bao giờ có lời đáp nên cứ chạp chớn, cứ ám ảnh mãi. Người thuê viết không còn, giấy đỏ, mực thơm không được dùng đến nên :
 

Giấy đỏ buồn không thắm



Mực đọng trong nghiên sầu

Nỗi buồn của con người khiến các vật vô tri vô giác cũng như buồn lây. Mực ssầu tủi đọng lại trong nghiên, giấy điều phôi pha buồn không muốn thắm.Biện pháp nhân hoá góp phần nhấn mạnh tâm trạng của con người. Bởi chẳng phải mực và giấy là những đồ vật gắn bó thân thiết nhất với ông đồ hay sao? Quả là:


Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu



Người buồn cảnh có vui đau bao giờ



(Nguyễn Du-Truyện Kiều)

` Nếu như trước kia, sự xuất hiện của ông đồ làm không gian và lòng người thêm náo nức. Người ta đón nhận ông bằng tất cả sự trân trọng, kính yêu. Thì giờ đây:


Ông đồ vẫn ngồi đấy



Qua đường không ai hay

“Vẫn ngồi đấy” nghĩa là ông vẫn đến theo tín hiệu của hoa đào, vẫn “bày mực tàu giấy đỏ” trên con phố dông người lại qua sắm tết. Ông chờ đợi cái súm sít, tấm tắc của người đời nhưng đáp lại chỉ là sự thờ ơ đến đáng sợ. Nghệ thuật đảo ngũ cùng kết hợp phủ định “không ai” thể hiện rõ nét cái lạnh lùng, thờ ơ, vô cảm đến đáng sợ cảu người đời. Họ cứ đi lại, vui vẻ nói cười mà không có chút ý thức nào về sự tồn tại của ông đồ. ông đã bị họ lẵng quên, bị đẩy ra bên lề cuộc sống. Tình cảnh của ông đồ có khác gì những ông cống, ông nghề trong thơ Tú Xương:


Nào có ra gì cái chữ nho



Ông nghè ông cống cũng nằm co

Đã đau đớn chôn vùi giấc mộng vinh quy, bán dần chữ thánh hiền để kéo dài thêm kiếp sống vậy mà lại bị lãng quên ngay trong lúc đang còn tồn tại. Câu thơ có cái già đắng đót cho bi kịch được nhân tới hai lần của ông đồ. Người đọc bỗng nhói lòng bởi dáng ngồi như hoá đá của ông giữa một trời mưa bui bay bay và những chiếc lá vàng đậu trên trang giấy:


Lá vàng rơi trên giấy



Ngoài trời mưa bụi bay

Ai đó đã nói: Khi con người lui bước thì thiên nhiên chế ngự. Bởi không còn được dùng đến, bởi sự chờ đợi trong yên lặng quá lâu nên lá vàng tha hồ thả mình trên giấy. Ở đây cũng là mưa xuân nhưng nó không “phơi phới bay” như trong thơ thi sĩ lãng mạn Nguyễn Bính sau này. Ông đồ hình như cứ bị chìm lấp, mờ nhạt dần trong màn mưa. Để rồi đến khổ cuối thì bóng hình ông hoàn toàn không còn nữa: 

Năm nay hoa đào nở



Không thấy ông đò xưa

Khổ thơ chơi vơi trong cảm giác thiéu vắng, mất mát. Hoa đào vẫn nở, một năm mới lại đến nhưng không còn đượng vẹn nguyên như xưa nữa. Ngôn ngữ thơ có sự chuyển đổi tinh tế từ “ông đò già” đơn thuần chỉ tuổi tác thành “ông đồ xưa”, biến nhân vật vĩnh viễn thành ‘cái di tích tiều tuỵ, đáng thương của một thời tàn” (lời Vũ Đình Liên). Văn minh, Âu hoá kông chấp nhận ông, không cho ông một con đường sống nên ông phải lỗi hẹn với hoa đào. Bài thơ khép lại bằng tiếng “gọi hồn” thao thiết của tác giả:


Những người muôn năm cũ



Hồn ở đau bây giờ?

“Những người muôn năm cũ” ấy là ai? Là ông đồ, là những ngơừi thuê ông đồ viết chữ hay là một thời đã đi qua nay chỉ còn “vang bóng”(chữ dùng của Nguyễn Tuân)? Dãu là gọi ai thì câu thơ cũng kết đọng bao tiếc nuối, xót xa cho sự phôi pha, tàn tạ của những nét đẹp trong văn hoá cổ truyền của dân tộc.Nhà thơ gọi để tiêc nuối và gọi để thức tỉnh hãy giữ lấy những giá trị truyền thống ngàn đời mà cha ông đã bao công bồi đắp. Tiếng gọi hồn ấy có giống với tiếng gọi đò u hoài của ông Tú Thành Nam vang trên sông Lấp khi xưa không?

Sử dụng thể thơ ngũ ngôn và ngôn ngữ gợi cảm, giàu sức tạo hình, Vũ Đình Liên đã khiến cho tác phẩm của mình có dáng dấp một câu chuyện, kể vè cuộc đời một ông đò từ lúc còn được người đời trân trọng, cảm phục tới khi bị lãng quên. Qua hình tượng ông đồ, tác giả đã bày tỏ thật xuất sắc “lòng thương người” và “tình hoài cổ” của mình. 

HAPPY NEW YEAR

HAPPY NEW YEAR- GIAI ĐIỆU TUYỆT VỜI ...



 Chỉ còn ít giờ nữa, giây phút giao thừa đánh dấu sự thay đổi của một năm lại đến, và người nghe nhạc lại rung động bởi giai điệu của HAPPY NEW YEAR. Dù đã 2 thập kỷ, nhưng giai điệu bài hát không hề cũ, như một kỷ niệm đẹp đánh dấu thời khắc giao mùa. Và đây là những giai điệu tuyệt vời ấy. ..


                   HAPPY NEW YEAR                              CHÚC MỪNG NĂM MỚI

Nomore champagne

And the fireworks are through

Here we are, me and you
Feeling lost and feeling blue
It's the end of the party
And the morning seems so grey
So unlike yesterday
Now's the time for us to say


Happy new year

Happy new year

May we all have a vision now and then
Of a world where every neighbour is a friend
Happy new year
Happy new year
May we all have our hopes, our will to try
If we don't we might as well lay down and die
You and I

Sometimes I see
How the brave new world arrives
And I see how it thrives
In the ashes of our lives
Oh yes, man is a fool
And he thinks he'll be okay
Dragging on, feet of clay
Never knowing he's astray
Keeps on going anyway...

Happy new year
Happy new year
May we all have a vision now and then
Of a world where every neighbour is a friend
Happy new year
Happy new year
May we all have our hopes, our will to try
If we don't we might as well lay down and die
You and I

Seems to me now
That the dreams we had before
Are all dead, nothing more
Than confetti on the floor
It's the end of a decade
In another ten years time
Who can say what we'll find
What lies waiting down the line
In the end of eighty-nine

Happy new year
Happy new year
May we all have a vision now and then
Of a world where every neighbour is a friend
Happy new year
Happy new year
May we all have our hopes, our will to try
If we don't we might as well lay down and die
You and I
Không còn rượu sâm panh nữa

Và pháo hoa cũng đã tắt rồi

Chúng ta đây, em và anh
Cảm thấy lạc lõng và buồn bã
Đã tàn tiệc rồi
Và bình minh vẫn ảm đạm
Thật chẳng giống ngày hôm qua
Giờ đã đến lúc chúng ta nói


Chúc mừng năm mới

Chúc mừng năm mới

Chúc cho chúng ta có một giấc mơ

Về một thế giới mà hàng xóm là thân hữu

Chúc mừng năm mới
Chúc mừng năm mới
Chúc cho chúng ta có nhiều hi vọng, sẵn lòng cố gắng

Nếu chúng ta không thế thì sẽ gục ngã và diệt vong

Anh và em

Đôi khi em nhìn thấy
Một thế giới mới can trường hiện đến
Và em nhìn thấy sự thịnh vượng
Trong tro tàn của cuộc đời chúng ta
Ôi, đúng thế, con người là một lũ si ngốc
Và cứ nghĩ là mình sẽ ổn thỏa
Lê lết những bàn chân lấm lem
Chẳng bao giờ biết là đã chệch hướng rồi
Cứ bước tới bất kể...

[Điệp khúc]

Giờ đây đối với tôi
Những giấc mơ mà ta từng có
Đều đã chết hết rồi, chẳng còn gì ngoài những bông giấy vương vãi trên sàn nhà
Cuối thập kỉ rồi
Và trong mười năm tiếp theo
Ai mà biết chúng ta sẽ tìm thấy điều gì đang ẩn giấu chờ đợi đâu đó
Vào cuối năm 1989

[Điệp khúc]



ALBUM TỪ NHACSO.NET